Diễn đàn rao vặt đồ gia dụng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Go down

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Empty TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Bài gửi by thanhthuong123 Thu Apr 11, 2024 8:10 pm

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
TS.KTS Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt - Nhật (VJIET), kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Kiến trúc trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã có hơn 30 năm làm nghề và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao được đăng tải trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus/ISI Q1 của TS.KTS An đã mang lại những góc nhìn mới mẻ và thiết thực cho giới kiến trúc sư trẻ cũng như những người có chung niềm đam mê nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc để gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mới đây, TS An cũng đã vinh dự nhận giải Cây Bút Vàng 2023 của Tạp chí Kiến trúc và Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Nhiều thành tựu từ các nghiên cứu ứng dụng và công bố quốc tế
TS.KTS Lê Vĩnh An bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa khi còn là sinh viên đại học. Lĩnh vực nghiên cứu của anh khá đa dạng, bao gồm:

Di sản đô thị,
Di sản kiến trúc,
Bảo tồn, trùng tu và tái thiết các công trình di sản kiến trúc.
Năm 2009, anh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, ngôi điện quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế đã bị sụp đổ năm 1947, và nhận được bằng Tiến sĩ khoa học & kỹ thuật ngành Lịch sử công nghệ kiến trúc tại ĐH Waseda, Nhật Bản.
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Anh-bia-1712375145142854967224
TS.KTS Lê Vĩnh An nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Waseda, Nhật Bản

Năm 2013, anh và các cộng sự đã thực hiện dự án "Ứng dụng Công nghệ Realtime-Rendering để tái tạo lại Vườn Thiệu Phương trong Hoàng Thành Huế", đây là ngôi vườn thượng uyển của triều Nguyễn đã bị chiến tranh hủy hoại. Công trình được tái thiết thành công và được trao giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tiếp đó vào năm 2018, anh và đồng nghiệp đã xây dựng Phương pháp giảng dạy đồ án thiết kế kiến trúc Design Planning cho sinh viên ngành Kiến trúc dựa trên ứng dụng phương pháp luận đào tạo CDIO (Conceive - Hình thành ý tưởng, Design - Thiết kế ý tưởng; Implement - Thực hiện; Operate - Vận hành). Phương pháp này đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam và 40 cơ sở đào tạo kiến trúc sư trên toàn quốc chọn trao giải Nhất tại cuộc thi "Phương pháp giảng dạy đồ án kiến trúc tốt nhất".

Đến nay, anh đã công bố nhiều bài báo về lĩnh vực bảo tồn tái thiết di sản kiến trúc trên các tạp chí quốc tế và trên tạp chí của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, góp phần hữu ích cho sự nghiệp bảo tồn di sản kiến trúc dân tộc.


TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-3-1712375145228730797393
Từ năm 2008 đến này, TS.KTS An (thứ 2 từ phải sang hàng đầu) là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu kiến trúc quốc gia Nhật Bản

Với những đóng góp quan trọng đó, TS.An đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng danh hiệu "Cây Bút Vàng" năm 2023, và tổ chức PTIMUM mời trình bày chính tại Hội thảo "International Conference on Innovation in Civli, Structural and Environmental Engineering - CIVILENG 2024" tại thành phố Rome, Italy trong tháng 10.2024.

Bảo tồn di sản văn hóa là duy trì sự trường tồn của gốc gác dân tộc
Nhiều năm theo đuổi công việc nghiên cứu về bảo tồn và phục hồi di sản, hơn ai hết, TS.KTS An hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này đối với đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc ở hiện tại và trong tương lai. TS An cho rằng: "Di sản là của hồi môn, là tài sản thừa kế của dân tộc Việt Nam từ cha ông của chúng ta. Mỗi di sản đều hàm chứa giá trị tình cảm, văn hóa và cả giá trị vật chất. Bảo tồn di sản văn hóa là duy trì sự trường tồn vĩnh cửu gốc gác của dân tộc. Bởi di sản văn hóa là minh chứng vật chất cho những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đã đạt được qua chiều dài lịch sử, từ đó truyền lửa cho các thế hệ tương lai tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp đó".


TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-4-17123751452831750757177
TS An báo cáo tham luận Hội nghị Chuyên đề kiến trúc châu Á lần thứ 12 tại Hàn Quốc, 2018

TS An cũng khẳng định rằng khi bàn về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa thì không thể không đề cập đến những khái niệm cốt lõi liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm:

Bảo tồn (cách tích lũy di sản),
Trùng tu (cách duy trì sự tồn tại vật lý của di sản), và
Tái thiết (cách đọc và hiểu di sản).
Bên cạnh đó, việc bảo vệ di sản là những hoạt động ngăn ngừa sự xâm hại di sản, và là yếu tố tiên quyết trong công tác bảo tồn.

Riêng đối với di sản kiến trúc, TS An cho rằng đây là tài sản văn hóa vật thể (tangible cultural properties), cũng chính là phần cốt lõi của di sản văn hóa Việt Nam mà các thế hệ cha ông để lại cho chúng ta theo dòng lịch sử. Các văn hóa vật thể chứa đựng cả những yếu tố vật thể (tangible) - những công trình di sản kiến trúc còn tồn tại đến hôm nay, và phi vật thể (intangible) - các vấn đề liên quan đến sự ra đời và tồn tại của di sản. Vì vậy, công cuộc bảo tồn di sản kiến trúc cần phải quan tâm đồng thời cả 2 yếu tố này, và cần phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ có thứ bậc là Bảo tồn - Kế thừa - Phát huy - Phát triển.


TS An và đồng nghiệp cũng đã đề xuất khái niệm mới là "DNA Di sản kiến trúc" cùng cấu trúc tiềm năng nhằm cung cấp một công thức đơn giản để thẩm định giá trị xác thực (Authentic Values) của các công trình di sản kiến trúc được bảo tồn. "Trùng tu di sản kiến trúc thường được hiểu là những hoạt động để duy trì sự tồn tại vật lý của di sản kiến trúc. Đảm nhiệm công việc này là các cơ quan chuyên trách có chức năng quản lý di sản về mặt Nhà nước, có đủ năng lực chuyên môn về kỹ thuật trùng tu, tái thiết di sản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khía cạnh hữu hình (yếu tố vật thể), còn khía cạnh vô hình (yếu tố phi vật thể) của di sản thì không giới hạn, gồm tất cả những hoạt động nghiên cứu khoa học, quảng bá di sản, và giáo dục đào tạo, lưu truyền một cách bền vững những kiến thức và kinh nghiệm ấy cho thế hệ mai sau.", TS.KTS An cho biết.

Nhiều dự định bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc mang tầm quốc tế
Đặt trọn tâm huyết vào các hoạt động bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc, TS.KTS An và các cộng sự đã và đang tiếp tục miệt mài với nhiều dự định nghiên cứu nhằm góp sức trả lại nguyên vẹn hình hài di sản, bảo toàn giá trị di sản vốn có, trao lại một cách toàn vẹn những giá trị đó cho các thế hệ tương lai của Việt Nam. Trong thời gian tới, TS An và các đồng nghiệp dự định tiếp tục công bố các công trình nghiên cứu khoa học về di sản kiến trúc Việt Nam như sau:

Sử dụng công thức hàm số (Passive Design Function) để viết phần mềm "Heritage BIM" (HeBIM) thiết kế kiến trúc áp dụng cho các loại hình kiến trúc cung điện, đình, chùa, và nhà ở truyền thống.

Thực hiện hàng loạt nghiên cứu đối sánh giữa di sản kiến trúc Việt Nam với di sản kiến trúc của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á; tổng hợp nghiên cứu, xây dựng và công bố công thức nhận diện thương hiệu "Bản sắc Kiến trúc Việt Nam"; và xuất bản sách ‘handbook-guideline’ về công tác bảo tồn, trùng tu và tái thiết các di sản kiến trúc.


TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-2-1712375145180909168585
TS An làm Giám sát Trưởng dự án Trùng tu di sản kiến trúc Ngọ Môn-Huế năm 2014 (ảnh trên) và nghiên cứu di sản cùng đồng nghiệp (người Nhật) tại Hiroshima-Nhật Bản năm 2009

Những nỗ lực của TS An nói riêng và đội ngũ giảng viên Khoa Kiến trúc ĐH Duy Tân nói chung trong hoạt động đào tạo kiến trúc sư, nghiên cứu và bảo tồn di sản đã và đang được nhiều chuyên gia quốc tế ghi nhận và ủng hộ. Trong đó, có nhiều tham luận tại các Hội thảo quốc tế được đánh giá đặc biệt hữu ích và thiết thực đối với các sinh viên đang theo học ngành Kiến trúc như:

Báo cáo "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai" tại Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội quốc tế về công tác bảo tồn & phát triển Di sản văn hóa của các nước lưu vực sông Mê Kông" do Viện Di sản thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức năm 2018,

Báo cáo "Nguyên tắc phong thủy của Cố đô Huế - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô" tại Hội thảo Quốc tế với chủ đề "Phát triển sâu rộng mạng lưới bảo vệ và phát triển di sản văn hóa các nước lưu vực sông MeKong" được tổ chức tại Khu Di sản văn hóa thế giới Bagan, Myanmar năm 2019,

Là một trường đại học có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo ngành Kiến trúc (và Xây dựng), trường ĐH Duy Tân cũng đang có nhiều kết nối hợp tác với các đại học ở các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông, các đại học Nhật Bản, TS.KTS Lê Vĩnh An kỳ vọng sẽ góp sức nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho xã hội những kiến trúc sư lành nghề, có đủ kiến thức và kỹ năng để thiết kế các công trình độc đáo, tham gia vào hoạt động bảo tồn và tái thiết di sản kiến trúc vì lợi ích lâu dài của dân tộc và cộng đồng.

Thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem tại:

http://tuyensinh.duytan.edu.vn, http://vjiet.duytan.edu.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/tskts-le-vinh-an-voi-su-nghiep-bao-ton-phuc-hoi-di-san-kien-truc-viet-185240406105155659.htm

thanhthuong123

Tổng số bài gửi : 290
Join date : 13/08/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết